Công bố những ý tưởng đạt giải trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC) 2020

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2021 – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI), Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (Norad), và Bộ Ngoại giao Na Uy vừa công bố bốn ý tưởng đạt giải trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” trong khu vực ASEAN (EPPIC 2020) nhằm giải quyết rác thải nhựa ở Vịnh Hạ Long (Việt Nam) và đảo Samui (Thái Lan).

EPPIC được phát động vào vào tháng 6 năm 2020 ở Vịnh Hạ Long nhân ngày Quốc tế Đại dương. 159 đội tham gia đến từ 6 nước ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-si-a, Phi-líp-pin, Sing-ga-po và Ma-lay-si-a) đã tham gia thử thách này với một loạt giải pháp để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa bao gồm các sáng tạo cấp chính sách và cả cấp cộng đồng. Trong tháng 9 vừa qua, 14 đội đã được chọn vào vòng chung kết EPPIC và tham gia chương trình đào tạo 3 tháng gồm tập huấn kỹ thuật về kinh tế tuần hoàn, quản lý rác, kỹ năng phát triển kinh doanh và các chuyến đi thực tế tới Vịnh Hạ Long và đảo Samui. 14 đội này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở khu vực ASEAN bằng những giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa một cách có hệ thống, như sử dụng vật liệu thay thế nhựa, đẩy mạnh các giải pháp tái chế mới, thúc đẩy các mô hình khuyến khích tái sử dụng, thug om rác thải cộng đồng, các chiến dịch giáo dục, ứng dụng dành cho thiết bị di động và những thứ tương tự.

VIFEP mGreen Green Island Foundation of Thailand OceanKita BBN Galaxy Biotech
Refill Day TerrCyle Thai Foundation CIRAC GreenPoints AYA
P+usTreat EcoTech Green Joy

14 đội chung kết trình bày ý tưởng của mình

Sau vòng thi trình bày đầy cạnh tranh, bốn ý tưởng đạt giải EPPIC 2020 đã được công bố. Đó là ý tưởng của các đội: Galaxy Biotech, Green Joy, CIRAC and Refill Day. Các ý tưởng này nhận được  nhận khoản vốn ban đầu lên tới 18.000 USD để áp dụng các giải pháp của họ ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui, cũng như được tham gia chương trình đào tạo tăng tốc trong 09 tháng, và có cơ hội kết nối với các doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp phát triển chủ chốt khác trong khu vực ASEAN.

 

  • Galaxy Biotech với sản phẩm Túi biết thở, làm từ nguyên liệu tinh bột sắn mì công nghiệp Việt Nam
  • Green Joy với sản phẩm ống hút thiên nhiên làm từ cây cỏ bàng Lepironia dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên
  • Refill Day với dịch vụ đến tận nơi của khách hàng và làm đầy các lại các đồ chứa có thể tái sử dụng bằng các sản phẩm từ những nhãn hàng nổi tiếng đáng tin cậy
  • CIRAC với hệ thống chuyển đổi nhựa nhiệt dẻo nhiều lớp nhôm có trong bao bì snack và bao bì thực phẩm thành các sản phẩm và nguyên liệu có giá trị như nhôm, dầu diesel và than hoạt tính

Trong những tháng tới, UNDP và VASI sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui để thực hiện các sáng kiến do dự án EPPIC lựa chọn và ươm tạo. Mục đích nhằm hỗ trợ việc áp dụng những sáng kiến này tại các địa điểm dự án cũng như thúc đẩy việc mở rộng quy mô và nhân rộng các giải pháp này ở Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia thành viên ASEAN nhằm góp phần hiệu quả vào việc giảm ô nhiễm nhựa.

Hội đồng giám khảo gồm bảy thành viên uy tín đã chọn ra 4 ý tưởng chiến thắng EPPIC 2020 gồm Bà Kari Synnøve Johansen (Cố vấn, Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy), Bà Leela Dilkes-Hoffman (Quản lý dự án, Quỹ Ellen MacArthur Foundation), Bà Regula Schegg (Giám đốc điều hành, Circulate Capital), Ông Giulio Quaggiotto (Trung tâm Đổi mới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNDP), Bà Supinya Srithongkul (Cố vấn Thị trưởng đảo Samui), Ông Nguyễn Lê Tuấn (Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo), và Hoàng Việt Dũng (Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo Quảng Ninh).

Theo ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo “Kết quả của cuộc thi này cho thấy sự lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường và trách nhiệm của cộng đồng đối với giải quyết vấn nạn toàn cầu hiện nay, đó là rác thải nhựa, một yêu cầu xuyên suốt quá trình phát triển bền vững.”

“Những người đạt giải cuộc thi EPPIC hôm nay đã vừa trình bày những ý tưởng sáng tạo, xuất sắc của họ nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa, và chúng tôi mong muốn được hợp tác với họ cũng như các đối tác từ Chính phủ Việt Nam và Thái Lan để thực hiện các giải pháp này ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui. Hôm nay, chúng tôi cũng rất vui khi mở rộng cuộc thi EPPIC cho In-đô-nê-si-a và Phi-líp-pin, đồng thời hoan nghênh tất cả mọi người từ ASEAN tham gia cho thử thách mới này. Chúng tôi tin rằng đây là một cơ hội quan trọng cho những người sáng tạo từ các quốc gia thành viên ASEAN để đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa,” Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết.

“Norad rất tự hào được hỗ trợ Thử thách sáng tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa của UNDP Việt Nam, đây là một phần trong chương trình phát triển của Na Uy nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương. Chúng ta cần hợp tác với nhau và sáng tạo để chấm dứt ô nhiễm rác nhựa đại dương. Chúng tôi rất ấn tượng với cam kết của các doanh nhân này trong việc tạo ra môi trường lành mạnh hơn và tạo công ăn việc làm tốt trong nền kinh tế tuần hoàn bằng cách giảm ô nhiễm nhựa” Ông Stig Ingemar Traavik, Trưởng ban Khí hậu, Năng lượng và Môi trường của Norad cho biết.

Vòng chung kết và lễ trao giải EPPIC được phát trực tiếp trên:

Cũng tại sự kiện này, hai địa điểm của Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa (EPPIC) 2021 đã được tiết lộ cho khán giả. Các nhà đổi mới quan tâm đang được hoan nghênh áp dụng và góp phần giải quyết ô nhiễm nhựa ở Đặc khu Kinh tế Mandalika, Đảo Lombok (Indonesia) và Đảo Samal (Philippines).

Để được cập nhật thường xuyên về cuộc thi EPPIC và các hoạt động của chúng tôi nhằm giải quyết vấn đề về nhựa, mời bạn thích và theo dõi trang Facebook của chúng tôi tại: Ocean or Plastic? 


Giới thiệu EPPIC:

Thử thách sáng tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa (EPPIC) là một dự án kéo dài hai năm rưỡi do Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (Norad) tài trợ. Hợp phần đầu tiên của EPPIC sẽ tập trung vào việc giải quyết các thách thức ô nhiễm tại địa phương trong khu vực ASEAN bằng cách lựa chọn, hỗ trợ, ươm tạo và nhân rộng các giải pháp tốt nhất và sáng tạo nhất. Hợp phần thứ hai sẽ góp phần xây dựng năng lực của Việt Nam nhằm giải quyết thách thức ngày càng tăng này, cũng như tăng cường mạng lưới và trao đổi kiến thức giữa các nước ASEAN.

 

Các địa điểm cho Thử thách EPPIC 2020

Vịnh Hạ Long, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại tỉnh Quảng Ninh, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam, nơi đã đón 14 triệu lượt khách du lịch vào năm 2019. Mỗi ngày, tỉnh Quảng Ninh phát sinh khoảng 1.397 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khoảng 12-18% là rác thải nhựa. Thêm vào đó, mỗi ngày có khoảng 34 tấn rác thải phát sinh từ riêng các hoạt động du lịch, một số rác thải trong số đó bị khách du lịch xả thẳng xuống đại dương. Vịnh Hạ Long cũng là nơi có ngành nuôi trồng thủy sản lớn với 20.600 ao cá và 9.600 lồng nuôi cá, điều này có nghĩa là các thiết bị như phao và lưới đánh cá là những ngư cụ bằng nhựa phổ biến nhất bị thất lạc hoặc bị thải ra môi trường.

Koh Samui (Đảo Samui) là hòn đảo lớn nhất trong một quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của tỉnh Surat Thani ở Thái Lan. Điểm du lịch rất nổi tiếng này đã đón hơn 2,5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2017 nhưng lại có hệ thống quản lý rác thải hạn chế trong khi phải quản lý khoảng 10.800 tấn rác thải nhựa được phát sinh hàng năm, phần lớn là bao bì thực phẩm từ gần 2.000 nhà hàng và cửa hàng tiện lợi phục vụ du khách.

Tin liên quan

02/03/2021

Theo: Phạm Mai (Vietnam+) ngày 18 tháng 02 năm 2021 Kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất, mang bình chứa to bán di động đến...

27/01/2021

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2021 – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng...

22/01/2021

Không cần chờ đợi thêm nữa! Vòng chung kết cuộc thi EPPIC 2020 sắp diễn ra rồi! 14 đội chung kết với 14 giải pháp xuất...