MỖI NĂM CÓ 08 TRIỆU TẤN

RÁC THẢI NHỰA ĐƯỢC XẢ RA ĐẠI DƯƠNG.

60% số rác thải nhựa đó bắt nguồn từ châu Á.

Trong khu vực ASEAN, chúng ta có thể thấy rác thải và nhựa đang gây ô nhiễm các bãi biển, đại dương và các hệ sinh thái nhạy cảm như các rặng san hô, và đang gây hại cho các loài thủy sinh, lầm tưởng rác và nhựa là thức ăn của chúng.

Nhựa mất hàng trăm năm để phân hủy, chúng vỡ vụn thành các hạt nhỏ hòa vào nước biển và rất khó lọc. Những hạt nhựa siêu nhỏ này ảnh hưởng đến sự sống theo chuỗi thức ăn và cuối cùng tích tụ bên trong cơ thể những người ăn hải sản.

Theo một nghiên cứu độc lập, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines được cho là các quốc gia thải rác nhựa nhiều nhất ra đại dương. Các quốc gia này nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng nhựa với số lượng lớn và có hệ thống quản lý rác thải còn hạn chế, dẫn đến rò rỉ nhựa vào môi trường và các đại dương.

CHÚNG TA CẦN HÀNH ĐỘNG NGAY.

EPPIC bắt đầu một hành trình dài 2,5 năm để xác định và nhân rộng các giải pháp mới hứa hẹn nhất trong khu vực ASEAN nhằm giải quyết vấn đề đang gia tăng này, đặc biệt tập trung vào bốn quốc gia xả thải hàng đầu: Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Trong Giai đoạn 2 của EPPIC (2021-2022), hai địa điểm được lựa chọn để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa là những nơi có mật độ đi lại nhiều, đây là những nơi mà các thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn đó là: Mandalika, đảo Lombok ở Indonesia và đảo Samal ở Philippines.

Mandalika, Lombok Island

Mandalika, Lombok Island

Chi tiết, vui lòng xem ở trang tiếng Anh.

Koh Samui (Đảo Samui)

Chi tiết sẽ sớm được cập nhật.

Vấn đề rác thải nhựa tại Koh Samui

EPPIC đang tìm kiếm các giải pháp sáng tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đưa ra các giải pháp thay thế bền vững, tăng cường chuỗi giá trị nhựa, thúc đẩy tái chế, hỗ trợ quá trình theo dõi nhựa, đồng thời hợp tác với các cộng đồng địa phương
để góp phần thúc đẩy chuyển đổi theo hướng phát triển xanh tại Vịnh Hạ Long và Đảo Samui.